Thành phần của tinh dầu cỏ hôi, và tác dụng trị viêm xoang của cây cỏ hôi


Cây cỏ hôi  là loại cây thân thảo, có thể thu hái quanh năm, và đã được sử dụng từ rất lâu ở các quốc gia khác nhau như những bài thuốc cổ truyền, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó có thể được sử dụng để trị bệnh và các vết thương như: bỏng, cắt, đau khớp, đau đầu, khó thở, viêm xoang, giảm đau, chống viêm, chống giãn tĩnh mạch, chống co thắt, có tác dụng cầm máu, và một số bệnh ngoài da khác [1]. 
Ho cây cỏ hôi dùng để trị viêm xoang
Phần chứa tinh dầu chủ yếu của cây cỏ hôi là các phần trên mặt đất trong đó, trong lá hàm lượng tinh dầu chiếm khoảng 0.11%-0.58% [2] , trong hoa chiếm khoảng 0.2% [3] , tuy nhiên, hàm lượng tinh dầu thu được trong quá trình chưng cất trực tiếp bằng nước cũng phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện như: mùa thu hái, thời gian thu hái, các thống số vận hành trong quá trình chưng cất,…[4] 

Thành phần chính trong tinh dầu cỏ hôi phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện sinh trưởng của cây vị trí, khí hậu,…. Ví dụ thành phần chính của tinh dầu cỏ hôi tại Dehra Dun - Ấn Độ là ageratochromene (32.9%), 6-methoxyquinoline - 1 - oxide (20.77%), β - caryophyllene (19.79%), β - sinenesal (5.82%), β - sesquiphelandrene (1.99%) and τ - cadinene (1.44%). [5] , trong khi tại khu vực vùng ven Hà Nội – Việt Nam là ageratochromene (31.1%), 6-demethoxyageratochromene (29.0%), camphene (2.5%), β -selinene (2.0%), β -cubebene (2.0%), β-famesene (2.3%), a-terpinene (1.9%) [6]. Tại  Rio Ave  - Bồ Đào Nha, hai thành phần chính là precocene I (34.4%), β-caryophyllene(24.6%), Caryophyllene oxide (12.2%) [7].

Tinh dầu cỏ hôi được chứng mình là có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt,[8-10] ]. Do tính kháng khuẩn và  kháng viêm tốt nên nó rất hiệu quả khi sử dụng để điều trị viêm xoang – “một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi - đa số bởi nhiễm trùng” và nó cũng đã được chứng minh qua các bài thuốc cổ truyền sử dụng cây cỏ hôi như là thuốc để trị bệnh viêm xoang [11-15].  
Thiết bị chưng cất tinh dầu cỏ hôi
Cũng như các loại tinh dầu khác, tinh dầu cỏ hôi cũng có thể được chiết xuất từ phần thân trên mặt đất và bằng phương pháp chưng cất trực tiếp bằng nước hoặc bằng hơi nước. Tinh dầu cỏ hôi thường có màu nâu, mùi hơi nồng, có tỷ trọng nhẹ hơn nước nhưng không nhiều, dễ tạo nhũ với nước. 
Sản phẩm tinh dầu cỏ hôi

Tài liệu tham khảo
1). International Journal of Green Pharmacy, 2008, 59-68
2). Wandji J, Bissangou MF, Ouambra JM, Silou T, Abena A, Keita A. Allelochemicals from Ageratum conyzoidesL. and Oryza sativaL. and their effects on related Pathogens. Fitoterapia 1996;67:427.
3). Sood VK. Chemical examination of the flower oil of Ageratum conyzoidesL. Flav Ind 1973;4:77.
4). Journal of Stored Products Research 37 (2001) 103-109
5). The international journal of aromatherapy, 2003, vol 13, No 4, 203-206
6). J. Ess. Oil Res, 1, 135-136, (MayIJune, 1989
7). J. Essent. Oil Res., 17, 239-242 (May/June 2005)
8). Okunade AL. Ph.D Thesis, Nigeria: University of Ibadan; 1981. p. 84; Sharma PD, Sharma OP. Natural products chemistry and biological properties of the Ageratum plant.
9).Toxicol Environ Chem 1995;50:213; Ragasa CY, Tepora M, Rideout JA. ACGC Chem Res Commun 1998;7:48;
10). Garcia MD, Saenz MT, Gomez MA, Fernandez MA. Topical anti-inflammatory activity of phytosterols isolated from Erygium foetidum on chronic and acute inflammation models. Phytother Res 1999;13:78-80
11). J. Essent. Oil Res., 17, 239-242 (May/June 2005)
12). Journal of Ethnopharmacology Volume 73, Issues 1–2, November 2000, Pages 175-183
13). Journal International Journal of Pharmacognosy, Volume 31, 1993 - Issue 2, 
14). Indian Journal of Traditional Knowledge Vol.7(4), October 2008, pp.587-593
15). Pharmacognosy Journal, 2011, Vol.3, issue 25, 6-17
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Theo dõi Facebook

Bài viết mới nhất

Bài viết phổ biến

Lưu trữ

Người theo dõi