Tiêu đen được chứng minh chống lại sự hình thành các hợp chất gây ung thư


Theo nghiên cứu của J. Scott Smith - giáo sư đến từ trường Đại học Kansas Sate chứng minh rằng, việc cho thêm 1 gram bột tiêu đen vào 100 gram thịt bò có khả năng loại bỏ gần như hoàn toàn sự hình thành heterocyclic amines, or HCAs - một hợp chất có khả năng gây ung thư được hình thành trên bề mặt của thịt khi chiên hoặc nướng. 

Trong nghiên cứu này, nhóm cũng đề xuất trộn bột tiêu đen với các thảo mộc khác như hương thảo, basil, ... - những loại thảo mộc có tính kháng oxi hóa cao, việc sử dụng hỗn hợp có khả năng kháng oxi hóa tốt nhưng với lượng nhỏ nên nó sẽ tạo ra sự cân bằng giữa tác dụng về sức khỏe và mùi vị cho món ăn. 

TLTK:

https://www.sciencedaily.com/releases/2017/05/170516105047.htm

Share:

Muỗi hút máu và chống nó!


+   Chỉ có những con muỗi cái mới cắn người (J)
Con muỗi cái nó hút máu động vật máu nóng
+   Thuốc chống thường có các tác dụng như sau:
        Thay đổi khả năng nhận biết của muỗi đối với các tín hiệu do các hóa chất phát  từ vật chủ
        Tạo ra một tín hiệu thay vì thu hút là xua đuổi ( chống lại)
        Kích thích, làm cho muỗi có nhưng hành vi khác thay vì cắn (đốt ) vật chủ
        Thay đổi chức năng cảm biến thông tin làm cho muỗi không còn cảm giác “thèm ăn”
        Chất chống muỗi, có tác dụng liên hợp lên khả năng cảm nhận của muỗi, làm cho chúng nhận được nhiều thông tin hỗn loạn nên không còn khả năng nhận diện đươc vật chủ
+Định nghĩa thuốc chống côn trùng: " Thuốc chống công trùng là hóa chất mà nó làm cho côn trùng bay ra xa khỏi vật chủ "
Cấu tạo cái Anten ở đầu con muỗi cái

+  
Một quan sát định tính của Wright và các đồng nghiệp cho thấy, khi muỗi cái bay trong dòng không khí có chứa các tín hiệu từ vất chủ (độ ẩm, nhiệt độ và nồng độ CO2) thì nó không có tín hiệu rõ ràng, nhưng khi nó bay ra khỏi dòng khí đó thì nó lại có xu hướng bay quay trở lại. Điều đó cho thấy, muỗi cái có khả năng cảm nhận bằng khứu giác và các chất chống côn trùng có khả năng che đậy các lỗ nhỏ (tế bào hình tròn) trên lông của 3 cặp chân dài phía sau, đây là nơi mà muỗi có khả năng cảm nhận CO2 và thân nhiệt, qua đó làm giảm khả năng muỗi nhận biết và tấn công vật chủ.

+    Ngoài ra, theo nghiên cứu của Kellogg, muỗi còn có khả năng cảm nhận rất nhạy bén với một lượng nhỏ amonia, acetone, acetic acid, và anisole. Theo đó, Lenaz và các đồng nghiệp đưa ra một cơ chế mới có liên quan đến thuộc tính gây mê của các chất chống muỗi, nó làm cho muỗi thay đổi mô hình cảm giác tạo nên sự nhầm lẫn khi hệ thần kinh trung ương tiếp nhận thông tin từ các tế bào thần kinh khứu giác.

+   Skinner &Johnson qua quá trình nghiên cứu nhận thấy rằng các chất chống muỗi đều phải là nhưng chất dễ bay hơi (bởi nó chỉ có tác dụng khi ở dạng hơi đối với muỗi) thông số quyết định đó là nhiệt độ bay hơi. Tuy nhiên nó phải có đặc tính là không bay hơi quá nhanh (áp suất hơi bão hòa tại nhiệt độ hoạt động sẽ quyết định nó).

+   Garson & Winnike sau khi nghiên cứu 4308 hợp chất khác nhau về tính chống muỗi, đã đưa ra được kết luận là các hợp chất có khả năng chỗng muỗi tốt đều có chứa amides, imides, alcohols, and phenols, và đặc biệt các nhóm chức oxygen (oxygen function).


Tài liệu tham khảo


Share:

Gà nướng hương thảo, không chỉ ngon mà còn tốt cho não của bạn!


Hương thảo trong món nước ví dụ như nướng gà , không những tạo vị và mùi tốt mà các nhà khoa học còn chứng minh là nó còn tốt cho não của bạn. Hương thảo là một loại thảo mộc nó có chứa một thành phần có thể hấp thụ các gốc tự do – loại có khả năng làm thoái hóa các tế bào thần kinh dẫn tới các bệnh mất trí nhớ. Hợp chất có khả năng đó là carnosic acid.

Carnosic acid (CA) có thể bảo vệ các tế bào não khỏi bị đột quỵ, hoặc suy thoái thần kinh – nguyên nhân chính do sự tấn công của các gốc tự do. Các gốc tự do được cho rằng không chỉ là nguyên nhân của đột quỵ mà còn là nguyên nhân của bệnh Alzheimer’s và sự lão hóa bình thường của các tế bào thần kinh.
Vườn cây hương thảo tại The Seed Garden
Trong hai nghiên cứu được công bố trên hai tạp chí The Journal of Neurochemistry và Nature Reviews Neuroscience, do nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Takumi Satoh thuộc trường ĐH Iwate – Japan đã chứng minh trên mô hình động vật cho thấy CA có khả năng ngăn cản sự tàn phá của các gốc tự do bằng cách hấp thụ electron tự do của gốc tự do chuyển sang trạng thái hoạt động nhưng hoàn toàn vô hại. Đây có thể là con đường mới cho các loại thuốc thần kinh, bằng phản ứng oxi hóa khử, các tác nhân gốc tự do độc hại trở thành các CA activated (CA ở trạng thái hoạt động) nhưng vô hại với các tế bào não.
Đây là một nghiên cứu cho thấy được con đường hóa học để chứng minh cho tác dụng chữa bệnh của cây hương thảo, loại cây được sử dụng làm dược liệu và gia vị từ rất lâu ở châu Âu. Không những vậy, những nghiên cứu như thế này còn chỉ ra được chính xác hoạt chất nào trong cây có tác dụng trong việc điều trị. Qua đó là nền móng cho việc điều chế hoặc tinh chế ra các loại thuốc điều trị đặc biệt cho bệnh nhân trong tương lai.

Tham khảo


Share:

Chỉ một lượng nhỏ hương thảo có thể làm giảm sự hình thành Acrylamide trong thực phẩm


Nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy Acrylamide là một chất có khả năng gây ung thư và những nghiên cứu gần đây cho thấy có mối liên hệ giữa Acylamide và ung thư vú ở người.
Acryalmide là một chất được sinh ra trong quá trình chế biến rất nhiều món ăn truyển thống. Các món chiên, nướng khi mà quá trình chế biến thường ở trên 120oC và thường là những đồ ăn chứa nhiều carbohydrate tìm thấy nhiều Acrylamide nhất.
Khoai tây chiên - loại thực phẩm có thể có chứa nhiều Acrylamide
Chính vì vậy, việc tìm ra phương pháp để hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn chất này ra khỏi các quá trình chế biến đồ ăn là rất quan trọng.


Công thức cấu tạo của Acrylamide
Việc chế biến ở nhiệt độ thấp là rất quan trọng để làm giảm hàm lượng Acrylamide, tuy nhiên rất nhiều món ăn sẽ không đạt vị và mùi khi chế biến ở nhiệt độ thấp. Các yếu tố khác ảnh hưởng tới quá trình hình thành Acrylamide như là thời gian chế biến, giá trị pH, lương nước, lượng amino acid và lượng đường có trong thực phẩm cũng ành hưởng rất lớn. Ví dụ như, quá trình chế biến càng ít nước thì hàm lượng acrylamide càng nhiều trong thực phẩm chế biến. Tuy nhiên để tối ưu các yếu tố này trong quá trình chế biến để đạt yêu cầu cả về hàm lượng acrylamid và mùi vị của món ăn là không khả thi và nó không thể áp dụng cho tất cả các món ăn.
Một trong những hướng đi đó là đánh giá ành hưởng của các chất kháng oxi hóa tự nhiên đến khả năng hình thành acrylamide trong các quá trình chế biến.
Trong nghiên cứu của mình, Rikke Vingborg Hedegaard chứng minh rằng, việc thêm hương thảo vào trong quá trình nướng bánh ở nhiệt độ 225oC có thể làm giảm lượng acrylamide đến 60% so với quá trình nướng bánh không có hương thảo.
Khả năng trên được giải thích là nhờ vào khả năng kháng oxi hóa cao của hương thảo. Các chất kháng oxi hóa của khả năng chống lại việc hình thành các gốc tự do – tác nhân sinh ra trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao và chuyển hóa các chất carbocinis thành các acrylamide. Không những vậy, các chất kháng oxi hóa tự nhiên có trong cây hương thảo còn có tác dụng hấp thụ các gốc tự do trong cơ thể khi đi vào cùng thức ăn.

Share:

Alzheimer’s là bệnh gì?


Bệnh Alzheimer’s là bệnh gây ra những biến đổi bất thường trong não và nó luôn phát triển (progressive) và không thể đảo ngược (Irreversible). Nó thường dần dần phá hủy ký ức và kỹ năng suy nghĩ, thậm chí cả khả năng hoàn thành các việc đơn giản. Hầu hết những người bị Alzheimer’s thấy xuất hiện những triệu chứng đầu tiên khi bắt đầu bước sang tuổi 60.
Ảnh chụp não của bệnh nhân Alzheimer's
Bệnh Alzheimer’s là một trong 6 bênh dẫn tới tử vong nhiều nhất và nếu chỉ tính trong những người lớn tuổi nó có thể chiếm vị trí thứ 3 ở các nước phát triển như Mỹ (theo thống kê của NIH).

Bệnh Alzheimer’s gây ra mất trí nhớ (dementia) ở người lớn tuổi. Mất trí nhớ có nghĩa là mất đi các chức năng của nhận thức như là khả năng suy nghĩ, khả năng ghi nhớ và lý luận – mất đi những khả năng giải quyết các vấn đề đơn giản và duy trì các hoạt động thường ngày. Sự mất trí có nhiều mức độ nhẹ khi bắt đầu có các triệu chứng như không nhớ đường, không nhớ số điện thoại, quên thanh toán hóa đơn,… đến mức độ rất nặng là khi không thể thực hiện được các hoạt động chăm sóc cá nhân và phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

Bệnh Alzheimer’s được đặt tên theo tên của bác sĩ Dr. Alois Alzheimer – người Đức - người đầu tiên nhận ra và mô tả căn bệnh này.

Theo NIH


Share:

So sánh phương pháp HD & SD trong chiết tách tinh dầu hương thảo

Trong nghiên cứu của C. Boutekedjiretvà đồng nghiệp công bố trên tạp chí "Flavour and Fragrance Journal" (một trong nhưng tạp chí uy tín trong lĩnh vực hương liệu) các tác giả đã so sánh hiệu suất chiết tách tinh dầu của cây hương thảo được trồng tại AlGier bằng hai phương pháp HD và SD. Theo kết quả của nghiên cứu cho thấy hiệu suất chiết xuất bằng phương pháp SD cao hơn HD, 1.2% so với 0.44%. 
Một trang trại trồng hương thảo tại Algier

Ngoài ra, sự khác biệt về thành phần của tinh dầu được chưng cất bằng hai phương pháp cũng được xác định và so sánh với nhau bằng phương pháp GC và GC-MS. Hầu hết các thành phần chính đều có ở tinh dầu được chiết xuất bằng cả hai phương pháp. Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn về hàm lượng các thành phần chính đó. Alpha-Pinene (SD:5.2%, HD:0.4%), Beta-Pinene (SD:5.7%, HD:0.3%), eucalyptol (SD:52.4%, HD:31.9%). 
Bảng thành phần tinh dầu hương thảo được chưng cất bằng hải phương pháp SD và HD


Tuy vậy, trong nghiên cứu này chưa giải thích rõ ràng sự khác biệt rất lớn về hiệu suất một cách rõ ràng. Về sự khác biệt trong thành phần được cho là do quá trình hydrolysis của các chất (đặc biệt là các terpen) khi ngâm trong nước - nhưng có rất ít tài liệu tham khảo về vấn đề này cũng như cơ chế cho các phản ứng vẫn chưa được xác nhận. Do đó, cần rất nhiều nghiên cứu về tác động của các phương pháp cũng như các điều kiện trong quá trình chưng cất ảnh hưởng như thế nào tới hiệu suất và thành phần tinh dầu đặc biệt là ở quy mô Pilot.

Share:

Trồng và thu hoạch cây hương thảo


H.0 Chưng cất tinh dầu hương thảo trong phòng thí nghiệm bằng dụng cụ thủy tinh
Cây hương thảo là cây thuộc họ bạc hà, nó thích hợp với đất có độ pH trong khoảng 6 -7, tơi xốp dễ thoát nước và thích hợp trong điều kiện chiếu sáng hoàn toàn. Nó là thảo mộc có mùi thơm đặc biệt và có vị ngọt của nhựa cây.
H.1 Khoảng cách trồng giữa các cây khoảng 80 cm, cây cần được làm thoáng ở gốc để tránh bị nấm bệnh
Để trồng cây bằng phương phápgiâm cành, bạn cần chuẩn bị cây trước mùa mưa khoảng 2 tháng, để cho bộ rễ của cây khỏe mạnh khi đưa ra trồng trong chậu lớn hoặc ngoài trời.
Cần chú ý cây hương thảo có thể vươn rộng ra 1 m do đó, bạn cần tạo khoảng cách trống giữa các cây vào khoảng 80 cm – 1 m để cây phát triển tốt và dễ thu hái.
H.2 Cây hương thảo cần được cắt tỉa loại bỏ các cành yếu và làm thoáng gốc để cây phát triển tốt
Thông thường, cây cần được cắt tỉa các cành yếu và làm thoáng gốc, để tránh bị nấm mốc và làm cây bị yếu (đặc biệt vào mùa mưa nhiều). Cây hương thảo có thể cho thu hoạch 2-3 lần/năm. Mỗi lần thu hoạch cách nhau 4 tháng, tuy nhiên nó phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và cách chăm sóc, nếu bạn trồng ít và chăm sóc tốt bạn có thể thu hoạch nhiều lần hơn và mỗi lần bạn nên cắt tỉa các cành đủ tuổi.
H.3 Hương thảo Bonsai
Để tránh bị nấm mốc, sâu tơ,… , ngoài để chiếu nắng hoàn toàn bạn có thể sử dụng các chế phẩm sinh học thân thiện môi trường như dịch ngâm tỏi ớt, chế phẩm Neem sinh học (nano neem), hoặc Ag Nano ở nồng độ thấp nếu nấm bệnh quá nhiều cần loại bỏ các cây bị bệnh ra khỏi vườn và xử lý đất bị nấm ngay để tránh lây lan sang chỗ khác.
H.4 Lá hương thảo sấy khô
Các sản phẩm có thể được làm từ cây hương thảo như: bonsai, lá hương thảo tươi làm gia vị, lá hương thảo khô làm gia vị - làm trà, tinh dầu hương thảo, hydrosol hương thảo.
H.5 Thiết bị sản xuất tinh dầu hương thảo tại The Seed Garden



Share:

Theo dõi Facebook

Bài viết mới nhất

Bài viết phổ biến

Lưu trữ

Người theo dõi