Một số đặc điểm của cây Cỏ hôi

Cây cỏ hôi hay cây cứt lợn 
Tiếng anh: billygoat - weedchick weed, ...
Tên khoa học là Ageratum conyzoides
Ảnh cây cỏ hôi tại Huế (Ảnh do bạn Huế cung cấp)
Cây hoa ngũ sắc (cây này không phải cây cỏ hôi-cứt lợn) - có tên khoa học là  Lantana camara
Cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-100 cm.
Lá mọc đối xứng hình trứng hay ba cạnh, dài từ 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới có màu nhạt hơn. 
Lá cỏ hôi có lông và có mép răng cưa (Wiki)
Hoa nhỏ màu trắng tới màu tím, xanh.Mùa hoa nở rộ vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 hàng năm.
Hoa cỏ hôi có màu trắng hoặc màu tím
Cây cỏ hôi có nhiều tác dụng như: chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mãn tính, gội đầu chữa gầu hoặc có thể chữa chốc sài cho trẻ em, có thể điều trị viêm mũi dị ứng, chữa viêm da, mẩn ngứa, chàm. Các tác dụng này đều do tinh dầu có trong là và hoa của cây cỏ hôi.
Hàm lượng tinh dầu trong cây cỏ hôi khá cao (gần 1%) và có chứa các thành phần chínhageratochromene (32.9%), 6-methoxyquinoline - 1 - oxide (20.77%), β - caryophyllene (19.79%), β - sinenesal (5.82%), β - sesquiphelandrene (1.99%) and τ - cadinene (1.44%).
Tinh dầu cỏ hôi có màu nâu và có mùi hơi nồng

Tốn 350kg cỏ hôi tươi để thu được khoảng 100ml-120 ml tinh dầu cỏ hôi.





Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Theo dõi Facebook

Bài viết mới nhất

Bài viết phổ biến

Lưu trữ

Người theo dõi