Muỗi hút máu và chống nó!


+   Chỉ có những con muỗi cái mới cắn người (J)
Con muỗi cái nó hút máu động vật máu nóng
+   Thuốc chống thường có các tác dụng như sau:
        Thay đổi khả năng nhận biết của muỗi đối với các tín hiệu do các hóa chất phát  từ vật chủ
        Tạo ra một tín hiệu thay vì thu hút là xua đuổi ( chống lại)
        Kích thích, làm cho muỗi có nhưng hành vi khác thay vì cắn (đốt ) vật chủ
        Thay đổi chức năng cảm biến thông tin làm cho muỗi không còn cảm giác “thèm ăn”
        Chất chống muỗi, có tác dụng liên hợp lên khả năng cảm nhận của muỗi, làm cho chúng nhận được nhiều thông tin hỗn loạn nên không còn khả năng nhận diện đươc vật chủ
+Định nghĩa thuốc chống côn trùng: " Thuốc chống công trùng là hóa chất mà nó làm cho côn trùng bay ra xa khỏi vật chủ "
Cấu tạo cái Anten ở đầu con muỗi cái

+  
Một quan sát định tính của Wright và các đồng nghiệp cho thấy, khi muỗi cái bay trong dòng không khí có chứa các tín hiệu từ vất chủ (độ ẩm, nhiệt độ và nồng độ CO2) thì nó không có tín hiệu rõ ràng, nhưng khi nó bay ra khỏi dòng khí đó thì nó lại có xu hướng bay quay trở lại. Điều đó cho thấy, muỗi cái có khả năng cảm nhận bằng khứu giác và các chất chống côn trùng có khả năng che đậy các lỗ nhỏ (tế bào hình tròn) trên lông của 3 cặp chân dài phía sau, đây là nơi mà muỗi có khả năng cảm nhận CO2 và thân nhiệt, qua đó làm giảm khả năng muỗi nhận biết và tấn công vật chủ.

+    Ngoài ra, theo nghiên cứu của Kellogg, muỗi còn có khả năng cảm nhận rất nhạy bén với một lượng nhỏ amonia, acetone, acetic acid, và anisole. Theo đó, Lenaz và các đồng nghiệp đưa ra một cơ chế mới có liên quan đến thuộc tính gây mê của các chất chống muỗi, nó làm cho muỗi thay đổi mô hình cảm giác tạo nên sự nhầm lẫn khi hệ thần kinh trung ương tiếp nhận thông tin từ các tế bào thần kinh khứu giác.

+   Skinner &Johnson qua quá trình nghiên cứu nhận thấy rằng các chất chống muỗi đều phải là nhưng chất dễ bay hơi (bởi nó chỉ có tác dụng khi ở dạng hơi đối với muỗi) thông số quyết định đó là nhiệt độ bay hơi. Tuy nhiên nó phải có đặc tính là không bay hơi quá nhanh (áp suất hơi bão hòa tại nhiệt độ hoạt động sẽ quyết định nó).

+   Garson & Winnike sau khi nghiên cứu 4308 hợp chất khác nhau về tính chống muỗi, đã đưa ra được kết luận là các hợp chất có khả năng chỗng muỗi tốt đều có chứa amides, imides, alcohols, and phenols, và đặc biệt các nhóm chức oxygen (oxygen function).


Tài liệu tham khảo


Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Theo dõi Facebook

Bài viết mới nhất

Bài viết phổ biến

Lưu trữ

Người theo dõi