Mắc khén


Mắc khén hay còn gọi là Hoàng Mộc Môi



    Mắc khén là loại cây gỗ nhỡ cao từ 14 - 18m, thân thẳng, vỏ có nhiều gai mọc, lá kép lông chim một lần lẻ, mép phiến lá có răng cưa, hoa mọc thành chùm màu xám trắng, mùa ra hoa tháng 6 - 7, quả chín tháng 10 - 11, quả hình tròn, hạt hình cầu khi chín màu đen óng. 
    Hạt mắc khén (thực chất là vỏ quả; phần hạt đen ở bên trong thì không có mùi vị đặc biệt nên thậm chí có thể đãi bỏ không dùng) có vị cay và thơm, được sử dụng như một gia vị rất phổ biến của các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc Việt Nam, (đặc biệt là người Thái) hoặc vùng thượng Lào,vùng Tây Bắc Thái Lan.
    Đây là loài cây thường xanh, phân bố ở độ cao từ 500 đến 1500m ở khắp vùng Indomalaya gồm Ấn Độ, Myanmar, Lào và Việt Nam. Tại Việt Nam, mắc khén phân bố khá rộng ở vùng Tây Bắc, trong đó có nhiều ở tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.


    Hạt mắc khén thơm ngon, cay tê đầu lưỡi, không thể thiếu được trong các món ăn hàng ngày của người dân thiểu số đặc biệt là người dân tộc Thái và người H'Mông. 
   Mắc khén được sử dụng gia vị trong
    - Nước chấm chẳm chéo; thịt động vật nướng (cá, gà, lợn, bò);
   - Tẩm ướp thịt sấy khô, gác bếp, hun khói (như thịt trâu, thịt bò, thịt lợn, cá gác bếp, lạp xưởng, xúc xích hun khói).
   - Hạt được rang sơ cho thơm và giã/xay vụn giống như xay hạt tiêu trước khi sử dụng.

    Chú ý: 
  - Sử dụng nhiều có thể gây đắng, mỗi khi sử dụng cần cho 1 lượng vừa phải, nếu thấy chưa vừa có thể cho thêm vào nước chấm. 
  - Hạt tươi đặc biệt thơm tuy nhiên để bảo quản lâu dài thường được phơi khô.
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Theo dõi Facebook

Bài viết mới nhất

Bài viết phổ biến

Lưu trữ

Người theo dõi